Kim tự tháp lãnh đạo: 5 bí quyết để trở thành người sếp "Từ tốt đến vĩ đại" nhân viên muốn gắn bó lâu dài

Người đăng: SÁCH DOANH NHÂN | 25/01/2024

Theo John C.Maxwell, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về nghệ thuật lãnh đạo, có 5 cấp độ lãnh đạo hướng đến sự phát triển, thấu hiểu con người và tăng hiệu suất làm việc của cả một hệ thống.

Cấp độ 1: Cấp độ chức vụ

Đây là điểm xuất phát của khả năng lãnh đạo. Đây là nơi một người nắm quyền lãnh đạo một doanh nghiệp, tổ chức mà không gặp phải bất cứ khó khăn nào. Bất cứ ai cũng có thể được bổ nhiệm vào chức vụ này. Vì lý do đó, khởi điểm này không giúp bạn hiểu gì về tố chất lãnh đạo của một cá nhân.

Ở cấp độ này, người lãnh đạo hiếm khi hoặc thậm chí không có tầm ảnh hưởng đến người khác và bạn chỉ lạm dụng chức vụ của mình để ép mọi người làm việc. John Maxwell lập luận, lối diễn đạt “nỗi cô đơn trên đỉnh cao quyền lực” là điển hình cho mức độ lãnh đạo này; nhân viên không coi người lãnh đạo như một người họ có thể tin tưởng mà chỉ là người cùng thảo luận vấn đề mà thôi.

Nhân viên làm việc dưới trướng một nhà lãnh đạo như thế thường không cảm thấy được khích lệ, từ đó có xu hướng tránh mặt sếp và thậm chí là cân nhắc thôi việc.

Mức độ này là phổ biến trong các công ty đang trong giai đoạn phát triển. Các phòng ban đang mở rộng quy mô và điều đó có nghĩa là nhu cầu về quản lý cũng tăng. Thông thường, một trong số những nhân viên tại phòng đó được trao quyền lãnh đạo như một phần thưởng.

Tình trạng này xảy ra vì người lãnh đạo có ít hoặc không có kinh nghiệm, chưa kể đến việc bạn là ai và bạn quản lý nhân viên của mình như thế nào. Chỉ khi nhà lãnh đạo mới nhận ra rằng lãnh đạo không chỉ là một danh hiệu, anh ta sẽ phát triển đến cấp độ cao hơn. Do đó, mức này là một điểm khởi đầu tốt để trải nghiệm và học cách lãnh đạo.

Cấp độ 2: Cấp độ quan hệ

Cấp độ này nói về những mối quan hệ mà người lãnh đạo xây dựng. Nó cũng giống như bạn được phép thể hiện như một nhà lãnh đạo; bạn là một người đáng tin cậy và nhân viên có khuynh hướng đồng ý với những quyết định của bạn. Khi có mối quan hệ tốt với nhân viên, người lãnh đạo hiểu rằng sẽ dễ dàng khiến họ phấn đấu nhiều hơn.

Một phần động lực của họ xuất phát từ chính bản thân họ, nhưng cũng là kết quả của nhà lãnh đạo khi trao đi sự tin tưởng. Ngược lại, các nhân viên tin tưởng vào lãnh đạo của họ và những mục tiêu bạn cố gắng. Các mối quan hệ tốt sẽ tăng cường tính hợp tác, củng cố lòng trung thành và sự tin tưởng lẫn nhau.

Một nhà lãnh đạo ở cấp độ này thể hiện sự quan tâm chân thành đến các đồng nghiệp, nhân viên của mình và hiểu họ một cách tốt hơn. Mọi đồng nghiệp và nhân viên có cuộc sống gia đình, các vấn đề về sức khoẻ, và sở thích cá nhân đáng được quan tâm.

Bạn nên khôn ngoan khi khen ngợi các đồng nghiệp và nhân viên, và đưa ra những lời khuyên tốt nhất, đúng nhất dành cho họ. Việc xây dựng một mối quan hệ tốt, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, dẫn đến không khí làm việc dễ chịu và tinh thần đồng đội. Tuy nhiên, nó không phải lúc nào cũng dẫn đến kết quả tích cực. Điều đó đòi hỏi sự phát triển đến trình độ lãnh đạo cấp 3.

Cấp độ 3: Cấp độ thành quả

Bạn đã và đang xây dựng nền tảng cho sự lãnh đạo của mình trên cấp độ 1 và 2. Trong khoảng thời gian đó, bạn và đội ngũ đã thực hiện nhiều dự án thành công, bạn đạt được những thành quả nhất định bằng nỗ lực cống hiến hết mình. Mọi người bắt đầu nhìn bạn với sự thán phục và kính trọng, và như vậy bạn sẽ tiến lên cấp độ 3 của bậc thang lãnh đạo.

Ở cấp độ 3, nhân viên nghe theo bạn vì những gì mà bạn đã làm cho tổ chức. Họ thấy được và công nhận những đóng góp của bạn, chẳng hạn: “Sếp tôi giỏi lắm, từ lúc anh ấy làm là chưa hỏng cái hợp đồng nào cả, doanh số tăng vù vù.” hoặc “Lúc trước công ty không có quy chế quy chuẩn cụ thể gì cả, làm việc trong mông lung, nhờ sếp mà bây giờ ai đều đâu ra đấy.”

Cấp độ 3 chính là nơi bắt nguồn của tinh thần làm việc. Nhân viên đạt được động lực rất lớn từ tấm gương lớn là bạn. Mà, công cụ lớn nhất của người lãnh đạo chính là động lực. Có thể nói, động lực giải quyết được 90% vấn đề, và có thể giải quyết vấn đề tốt hơn bất cứ cách nào khác. Người điều hành (manager) sẽ cố giải quyết vấn đề, còn người lãnh đạo (leader) sẽ cố tạo ra động lực

Để dễ hiểu, hãy tưởng tượng một đoàn tàu đang chạy. Đoàn tàu với vận tốc 55 dặm/giờ trên đường ray có thể đâm xuyên một bức tường xi măng dày 1.5 mét đã được gia cố, và vẫn tiếp tục chạy như không có gì xảy ra. Chúng ta không giúp nó đâm xuyên bức tường, mà chính động lực đã giúp đoàn tàu.

Cũng đoàn tàu đó, nhưng không có động lực, nó có thể chết cứng trên đường ray nếu bạn đặt một khúc gỗ dày 3cm phía trước bánh. Cũng là đoàn tàu đó, nhưng nó thậm chí còn không thể khởi hành.

Cấp độ 4: Cấp độ phát triển con người

Những nhà quản lý cấp cao ở những công ty lớn thường ở cấp độ 4 (và một số ít ở cấp độ 5). Lúc này, bạn đã dành một khoảng thời gian dài để phát triển con người và tái đào tạo lãnh đạo. Khi đạt được cấp độ 4, mọi người nghe theo bạn vì những gì bạn đã làm cho họ.

Ở cấp độ 3, bạn thay đổi công ty, và ở cấp độ 4, bạn thay đổi họ.

Ở cấp độ 3, mọi người thán phục những gì bạn làm cho công ty. Khi bạn lãnh đạo, mọi việc diễn ra thuận lợi. Và ở cấp độ 4, họ không chỉ nói về những đóng góp của bạn cho công ty, họ sẽ nói: “Để tôi kể những gì anh ta đã làm cho tôi.

Tôi vào làm công ty này được 3 năm rưỡi, anh ta hướng dẫn tôi, phát triển kỹ năng cho tôi, trang bị kiến thức và đào tạo tôi. Tôi muốn nói con người tôi được cải thiện rất nhiều. Nhờ anh ấy, mức lương của tôi cao gấp 3 vì làm việc tốt và sắp sửa được thăng chức rồi!”

Ở cấp độ 3, mọi người thán phục bạn. Vài ở cấp độ 4, bạn có được lòng trung thành. Đây là lúc họ sẵn sàng làm mọi thứ vì bạn.

Nếu bạn có thể phát triển con người, có thể nuôi dưỡng, đào tạo, phát triển kỹ năng lãnh đạo chọ họ, tức bạn đang tái đào tạo những nhà lãnh đạo. Những người bạn đã phát triển sẽ dạy người khác cách điều hành cho đến khi những người đó cũng có thể đảm nhận trách nhiệm. Như vậy, hệ thống nhân sự của bạn sẽ phát triển theo cấp số nhân.

Thách thức chính đối với các nhà lãnh đạo ở cấp độ này là đưa sự phát triển của người khác lên hàng đầu, trên cả lợi ích của họ. Các nhà lãnh đạo càng có nhiều phẩm chất tốt, thì điều này càng tốt cho sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức. Các nhà lãnh đạo mới được đào tạo, điều này khiến cho các đội năng suất hơn.

Hơn nữa, những nhân viên mới được đào tạo sẽ luôn đánh giá cao những gì lãnh đạo đã làm cho họ. Một số trong số những "mối quan hệ cố vấn" có thể kéo dài suốt cuộc đời.

Cấp độ 5: Cấp độ “Vĩ nhân”

Nếu như bạn thực hiện tốt cả 4 cấp độ trên, một ngày nào đó những người này sẽ đưa bạn lên cấp độ 5.

Ở cấp độ 5, bạn đã giúp rất nhiều người rất hết lòng trong thời gian dài, họ cảm thấy bạn rất đáng kính trọng. Sự kính trọng này là hoàn toàn chân thành. Trong mắt họ, bạn không chỉ là một người sếp tuyệt vời mà còn là một người thầy, một người cha, một “vĩ nhân”.

Bạn sẽ là kiểu nhà lãnh đạo sẽ khiến nhân viên nhớ mãi kể cả khi anh ta đã rời đi, với họ, anh ta như thể một huyền thoại. Từ cấp thứ 4, một nhà lãnh đạo sẽ luôn đào tạo được một lứa những người lãnh đạo mới trong công ty, điều chắc chắn sẽ tạo nên thế hệ lãnh đạo mới.

Việc sử dụng 5 kiểu nhà lãnh đạo có thành công rực rỡ cũng tạo ra 5 cấp bậc doanh nghiệp. Ví dụ, nhà sản xuất bia Heineken và công ty công nghệ Philips đã thành công thông qua nghiên cứu và đổi mới. Các nhà sáng lập là các nhà lãnh đạo cấp 5 điển hình, những người đã để lại danh tiếng tốt nhờ sự cống hiến của họ.

---

Bộ sách Tinh hoa lãnh đạo: 101 những điều nhà lãnh đạo xuất chúng cần biết bao gồm 8 cuốn của tiến sĩ John C. Maxwell, tác giả sách bán chạy số 1 do New York Times bình chọn, được công nhận là Guru số #1 thế giới về nghệ thuật lãnh đạo. 8 cuốn trong bộ Tinh hoa lãnh đạo: 101 những điều nhà lãnh đạo xuất chúng cần biết tương ứng với 8 chủ đề về nghệ thuật quản trị và lãnh đạo: Lãnh đạo; Trang bị; Thành công; Làm việc nhóm; Cố vấn; Tự phát triển; Thái độ; Mối quan hệ. 

Bộ sách Tinh hoa lãnh đạo: 101 những điều nhà lãnh đạo xuất chúng cần biết (trọn bộ 8 cuốn) - John C. Maxwell

---

Áp dụng 5 mức độ lãnh đạo vào doanh nghiệp của bạn ngay bây giờ:

Bạn không thể lãnh đạo tất cả mọi người cùng một kiểu, vì mỗi người sẽ ở một cấp độ riêng. Với những người mới vào, họ đang ở cấp độ 1 với bạn - bạn chưa có đủ thời gian xây dựng mối quan hệ với họ, họ chưa biết bạn có thành quả gì, và tất nhiên bạn chưa phát triển kỹ năng cho họ. Với những người ở cấp độ 4, họ đã làm việc lâu năm và được bạn bồi dưỡng tận tình, họ sẽ có thái độ khác.

Hãy liệt kê những người bạn đang lãnh đạo, tự hỏi cấp độ của họ đối với bạn là bao nhiêu và ghi tên họ vào từng cấp độ. Sau đó hãy suy nghĩ cách mình sẽ lãnh đạo họ. Giai đoạn lãnh đạo ban đầu rất khó khăn. Mức càng cao, lãnh đạo càng dễ.

Tăng trưởng từ cấp độ này sang cấp độ khác sẽ diễn ra chậm nhưng đều đặn. Tuy nhiên điều quan trọng là phải bắt đầu ở cấp độ đầu tiên; từ đó các nhà lãnh đạo có thể phát triển và cải tiến từng ngày, cho phép họ tiến bước tới cấp độ tiếp theo. Tất cả các cấp được xây dựng trên nền tảng của nhau và do đó phải tích lũy từng chút một.

Một nhà lãnh đạo vẫn sẽ sử dụng các kỹ năng anh ta có ở cấp 2 sau khi đạt đến cấp độ 3. Chỉ khi nào anh ấy đạt hiệu quả ở cấp độ thứ 2, anh ta mới có thể bước lên cấp 3. Bằng cách này, không có kiến thức hoặc kinh nghiệm nào bị mất và người lãnh đạo có thể tiếp tục cải thiện bản thân.

Theo: John C.Maxwell, Cafebiz

Thảo luận về chủ đề này