6 cấp độ lãnh đạo và 6 năng lực quản trị mà một nhà lãnh đạo cần phải có để đưa doanh nghiệp của mình bước sang một trang mới

Người đăng: SÁCH DOANH NHÂN | 29/01/2024

Chắc bạn thấy lạ lạ quen quen khi nói về cấp độ lãnh đạo. 5 cấp độ lãnh đạo của John C.Maxwell từ trước đến nay đã là một chiến lược mà biết bao lãnh đạo làm thước đo cho mình.

Nhưng sau đây Sách doanh nhân xin giới thiệu cho bạn mô hình 6 cấp độ lãnh đạo. Mô hình 6 cấp độ lãnh đạo vĩ đại này được dựa trên 02 nền tảng nghiên cứu năng lực lãnh đạo uy tín  “05 cấp độ lãnh đạo” – John Maxwell và  “Từ tốt đến vĩ đại” – Jim Collins.

Vì sao phải xây dựng khung năng lực lãnh đạo là vấn đề mà không ít người hoạt động trong lĩnh vực nhân sự đặc biệt quan tâm. Và khi nhìn vào thực tế, ta cũng thấy rằng không ít  lãnh đạo có xu hướng sử dụng quyền lực để quản trị doanh nghiệp, dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn.

Vậy tại sao một số lãnh đạo rất giỏi trong việc lĩnh xướng đội ngũ của mình, một số khác thì lại không? Liệu những người lãnh đạo thành công có tài năng thiên bẩm, hay có bí quyết đặc biệt nào? Lãnh đạo không phải một năng lực thiên phú, cũng không phải một bí thuật. Xây dựng khung năng lực lãnh đạo chính là sự lý giải cho khẳng định này! 

Xây dựng khung năng lực lãnh đạo là gì?

Năng lực bao gồm những yếu tố như kiến thức, thái độ, kỹ năng và các đặc điểm cá nhân khác có vai trò thiết yếu để hoàn thành công việc, tạo ra sự khác biệt về hiệu suất giữa người có năng lực vượt trội và người có năng lực trung bình.

Các doanh nghiệp thường chia năng lực thành 3 nhóm chính: nhóm năng lực chung, năng lực chuyên môn và năng lực lãnh đạo. Mỗi nhóm năng lực sẽ có những đặc điểm, yêu cầu riêng. 


 
Nhóm năng lực lãnh đạo sẽ được xây dựng thành khung năng lực lãnh đạo, là một tập hợp những năng lực cần thiết cho vị trí lãnh đạo và quản lý. Tuy có đặc điểm và yêu cầu riêng, nhưng khung năng lực lãnh đạo vẫn được xây dựng trên nền tảng của khung năng lực và có sự giao thoa, ràng buộc với các năng lực khác trong cùng khung năng lực. 
 
Một người lãnh đạo không chỉ cần đáp ứng được khung năng lực lãnh đạo mà vẫn phải có năng lực chung và năng lực chuyên môn. Năng lực chung, hay còn được gọi là năng lực cốt lõi, là những năng lực cần thiết cho mọi vị trí ở công ty.

Vì những năng lực này được lựa chọn dựa trên chiến lược và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Thiếu đi năng lực cốt lõi, người lãnh đạo dù có giỏi đến đâu cũng không thể đồng hành dài lâu trong định hướng phát triển chung của doanh nghiệp. 
 
Dựa trên nền tảng khung năng lực, nên khung năng lực lãnh đạo cũng cung cấp cho doanh nghiệp những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ được phân theo cấp độ, là cơ sở để đánh giá một người có những yếu tố và đặc điểm phù hợp với vị trí quản lý, đảm nhận vai trò lãnh đạo ở các cấp độ khác nhau như thế nào.

Từ cơ sở này, doanh nghiệp sẽ lựa chọn được nhân sự có khả năng lãnh đạo, giúp quá trình quản trị và phát triển nguồn nhân lực thuận lợi và hiệu quả hơn.

Bạn càng ở lâu tại cấp độ 1, sự tín nhiệm của nhân viên với bạn sẽ càng giảm, và họ sẽ ra đi. Ở lại cấp độ 2 quá lâu sẽ khiến những người có động lực cao trở nên hiếu động không cần thiết, dễ sinh ra bè phái.

6 Cấp độ lãnh đạo vĩ đại

Cấp 1: POSITION (Lãnh đạo bằng chức vụ, quyền hành)

Nhân viên theo bạn vì họ “phải theo”, vì bạn đang là “cấp trên” của họ, vì bạn đang có “quyền hành” trong tay. Ảnh hưởng của bạn sẽ không được mở rộng vượt quá ranh giới công việc của bạn.

  • Nhân viên làm việc không nhiệt tình, hay đổ thừa, đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm.
  • Tính kỷ luật và cam kết thấp.

Không nên ở quá lâu tại cấp độ này: "Bạn càng ở lâu tại cấp độ này, sự tín nhiệm của nhân viên với bạn sẽ càng giảm, và họ sẽ ra đi".

Cấp 2: PERMISSION (Lãnh đạo bằng mối quan hệ, tình cảm)

Nhân viên theo bạn vì họ “muốn theo”, vì họ quý mến bạn. Cấp độ này tạo cảm hứng cho công việc

  • Nhân viên trong phạm vi bộ phận của bạn làm việc nhiệt tình, sôi nổi, nhất là khi có bạn cùng tham gia.
  • Bộ phận của bạn có tinh thần giúp đỡ nhau, hay chia sẻ, động viên…trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Không nên ở quá lâu tại cấp độ này: "Ở lại quá lâu sẽ khiến những người có động lực cao trở nên hiếu động không cần thiết, dễ sinh ra bè phái".

Cấp 3: PRODUCTION (Lãnh đạo bằng năng suất, hiệu quả)

Nhâm viên đi theo bạn vì họ thích bạn và thích những gì bạn đã làm cho tổ chức. Đây là một nơi mà hầu hết mọi người cảm nhận được sự thành công. Các vấn đề được giải quyết dễ dàng vì đã có động lực từ bạn.

  • Nhân viên được chỉ rõ trách nhiệm, quyền lợi, mục tiêu, kết quả công việc cụ thể để phấn đấu.
  • Tính trách nhiệm và cam kết của nhân viên tốt.
  • Bộ phận và nhân viên có kế hoạch làm việc rõ ràng. Bạn sâu sát với NV, hỗ trợ, động viên, khích lệ họ kịp thời.

"Thành công được cảm nhận bởi người khác, họ thích bạn và thích nhiệm vụ của bạn, và các vấn đề được dễ dàng giải quyết.”

Cấp 4: PEOPLE DEVELOPMENT (Lãnh đạo bằng phát triển năng lực đội ngũ)

Nhân viên đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho họ. Đây là sự phát triển lâu dài cho tổ chức.

  • Bạn dành nhiều thời gian để đào tạo, kèm cặp, hướng dẫn nhân viên.
  • Bạn chủ động giao quyền, ủy quyền, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi nhân viên phát huy tối đa tiềm năng, điểm mạnh.
  • Nhân viên được hướng dẫn lộ trình phát triển nghề nghiệp, năng lực cần rèn luyện rõ ràng. Bạn cũng chuẩn bị người kế thừa.

"Cam kết phát triển thế hệ lãnh đạo kế tiếp của bạn sẽ đảm bảo sự phát triển cho tổ chức và cho mọi người. Hãy làm bất cứ điều gì có thể để phát triển nó".

Cấp 5: PERSONHOOD (Lãnh đạo bằng tấm gương hình mẫu)

Nhân viên đi theo bạn vì bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì.

  • Nhân viên kính phục “năng lực”, “phẩm chất” và “con người” thật sự của bạn. Họ có “lòng tin” ở bạn.
  • Tính trách nhiệm, cam kết, nhiệt huyết và các giá trị cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp được thể hiện rất rõ, từ cấp quản lý đến cấp nhân viên.
  • Các bộ phận phối hợp, hợp tác với nhau rất tốt. Tất cả vì mục tiêu, lợi ích chung.

"Nó chỉ dành cho những nhà lãnh đạo đã dành nhiều năm phát triển con người và tổ chức, nhưng không nhiều người có được điều này".

Cấp 6: PRESERVATION & PROGRESS (Lãnh đạo bằng gìn giữ hệ thống cốt lõi và cải tiến không ngừng)

  • Các giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, nguyên tắc làm việc, định hướng chiến lược được hiểu rõ từ cấp quản lý đến nhân viên.
  • Công ty có đội ngũ kế thừa, từ quản lý cấp cao đến quản lý cấp trung.
  • Công ty không ngừng cải tiến, đổi mới và phát triển bền vững, dựa trên hệ thống và nền tảng cốt lõi đã được xây dựng.

Xây dựng đội ngũ đạt từ cấp độ 3 trở lên và thực hiện được điều này, tổ chức của bạn sẽ phát triển bền vững.

-----

Bạn mong muốn trở thành nhà lãnh đạo tài năng trong tương lai?

Bạn là chủ tịch các câu lạc bộ?

Bạn là leader trong đội nhóm ?

Hay tuyệt vời hơn nữa, bạn đã và đang là chủ doanh nghiệp hiện tại của chính bạn?

Bộ sách Tinh hoa lãnh đạo: 101 những điều nhà lãnh đạo xuất chúng cần biết bao gồm 8 cuốn của tiến sĩ John C. Maxwell, tác giả sách bán chạy số 1 do New York Times bình chọn, được công nhận là Guru số #1 thế giới về nghệ thuật lãnh đạo. 8 cuốn trong bộ Tinh hoa lãnh đạo: 101 những điều nhà lãnh đạo xuất chúng cần biết tương ứng với 8 chủ đề về nghệ thuật quản trị và lãnh đạo: Lãnh đạo; Trang bị; Thành công; Làm việc nhóm; Cố vấn; Tự phát triển; Thái độ; Mối quan hệ. 

-----

Việc phát triển khả năng lãnh đạo cũng chính là việc tiến dần qua các cấp độ lãnh đạo nêu trên.

Từ một nhân viên, bạn sẽ được thăng tiến lên một vị trí cao hơn, đó là lúc bạn ở cấp độ 1, bạn có quyền lực, bạn có nhân viên, bạn có các áp lực. Đây là cấp độ đầu tiên mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng trải qua, tuy nhiên ngắn hay dài sẽ quyết định việc bạn có tiến lên các nấc tiếp theo hay không.

Cho nên tại cấp độ này, hãy phấn đấu, hãy khiêm tốn, hãy nỗ lực để vươn lên cấp độ thứ 2 để đạt được thành quả đầu tiên: nhân viên từ phải phục tùng chuyển sang thừa nhận bạn làn người lãnh đạo họ và họ muốn bạn lãnh đạo họ.

Nhưng đừng dừng chân quá lâu tại cấp độ này, hãy cố gắng tiến lên cấp độ thứ 3, bạn là người khiến cho nhân viên “tâm phục” vì bạn đã mang lại lợi ích cho họ, ai cũng muốn đi theo người sẽ mang đến thành công hay kết quả cuối cùng, không ai muốn đi theo người không mang lại cho họ cái gì.

Tại cấp độ thứ 3, bạn là một nhà lãnh đạo tốt, bạn khiến mọi người có động lực làm việc, phấn đấu vì những kế quả bạn sẽ mang lại.

Nhưng để tổ chức của bạn phát triển và vững mạnh, hãy là nhà lãnh đạo cấp 4, một nhà lãnh đạo giỏi không thể mang đến sự thịnh vượng lâu dài và bền vững mà cần một tập thể lãnh đạo, bạn cần phát triển nhân viên của bạn để họ trở thành lớp kế cận cho bạn, hỗ trợ bạn, học hỏi từ bạn để phát triển tổ chức của bạn.

Còn bạn muốn trở thành huyền thoại, ghi dấu ấn trong lịch sử? Hãy là nhà lãnh đạo cấp 5, bạn là một cá nhân, bạn cũng là biểu tượng của tổ chức, không những thế, bạn đại diện cho cả một giá trị riêng biệt.

6 năng lực quản trị mà nhà lãnh đạo cần có

Năng lực lãnh đạo quản lý là một trong những yếu tố quan trọng có vai trò quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của bất kỳ doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp nếu được điều hành bởi những nhà lãnh đạo tốt sẽ ngày càng phát triển và vươn xa hơn trên thị trường.

1. Năng lực quản lý lãnh đạo

Năng lực quản lý là khả năng thực hiện những công việc, nhiệm vụ cụ thể của công ty, doanh nghiệp. Nhà quản trị khi nắm được kỹ năng quản lý sẽ sử dụng kiến thức, tầm nhìn của bản thân để dẫn dắt tập thể nhân viên làm việc đạt hiệu quả cao.

Khi điều hành doanh nghiệp thì năng lực quản lý là một trong 6 cấp độ lãnh đạo quan trọng mà mọi nhà quản trị cần phải luôn học hỏi trau dồi. Điều này giúp nhà quản trị nâng cao khả năng điều hành và tầm ảnh hưởng của mình trong toàn bộ doanh nghiệp.

2. Năng lực giao tiếp

Là một nhà lãnh đạo, bạn không thể không trang bị cho mình những kỹ năng giao tiếp hiệu quả để có thể vừa lãnh đạo vừa thấu hiểu được nhân viên của mình.

Nhà quản trị không chỉ giao tiếp với nhân viên khi giao việc, đánh giá hay khiển trách mà còn cần lắng nghe nhân viên, nói chuyện với họ dưới cương vị là người chia sẻ kinh nghiệm để tạo sợi dây gắn kết giúp nhân viên làm việc và cống hiến hết mình.

3. Khả năng lập kế hoạch 

Xây dựng một bản kế hoạch chi tiết giúp nhà quản lý dễ đo lường, phân công và giám sát công việc tốt hơn. Một người có kỹ năng lập kế hoạch tốt sẽ kiểm soát được hoạt động nhân sự, tiến độ công việc từ đó nắm rõ được kết quả công việc trong tương lai.

Một khi có khả năng lên kế hoạch, người lãnh đạo có thể lường được nhiều phương án có thể xảy ra khi triển khai công việc, vì vậy, đội nhóm do họ quản lý vẫn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ dù có những bất lợi xảy ra. 

4. Năng lực giải quyết xung đột

Môi trường làm việc công sở không tránh khỏi những xung đột xảy ra giữa các nhân viên, nhân viên với lãnh đạo hoặc giữa nhân viên với khách hàng. Để duy trì một môi trường làm việc vừa thoải mái vừa dễ chịu, nhà quản trị cần nắm được cách giải quyết những mâu thuẫn xảy ra một cách hợp tình hợp lý.

5. Khả năng tự làm chủ bản thân

Một trong những khả năng quan trọng của năng lực lãnh đạo quản lý là tự làm chủ bản thân. Nhà quản trị không thể lãnh đạo nhân viên nếu chính bản thân họ không có kỹ năng quản lý những quy tắc của riêng mình. Việc quản lý tốt cảm xúc, những nguyên tắc và công việc cá nhân giúp nhà quản trị có những góc nhìn lý trí, tạo uy tín với nhân viên và nhận được sự tôn trọng từ họ.

Khả năng tự làm chủ bản thân được thể hiện qua:

  • Làm chủ thời gian, công việc

Nhà quản trị làm chủ được thời gian, công việc của mình để vừa có thể quản lý công việc cá nhân vừa theo dõi tiến độ công việc của nhân viên tốt nhất.

  • Làm chủ cảm xúc

“Công tư phân minh” là biểu hiện của một nhà lãnh đạo tài ba, có kinh nghiệm. Nhà quản trị cần biết cách kiềm chế những cảm xúc vui buồn cá nhân để đặt hiệu quả công việc và việc giải quyết vấn đề lên hàng đầu.

  • Làm chủ những nguyên tắc cá nhân

Một lãnh đạo có nguyên tắc riêng chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng và uy tín với nhân viên, từ đó nâng cao tiếng nói và giá trị bản thân, khiến nhân viên khâm phục.

6. Khả năng dẫn dắt người khác cùng phát triển

Năng lực lãnh đạo quản lý của nhà quản trị còn được thể hiện ở việc nhà quản trị đó có khả năng tạo động lực và dẫn dắt những thành viên khác cùng phát triển ngày một tốt hơn. Năng lực tự làm chủ bản thân và giải quyết mọi vấn đề một cách hợp lý, thuyết phục chính là tiền đề cho khả năng phát triển những nhân viên khác của nhà quản trị.

Nhà quản trị khi đã có khả năng phát triển những người khác có thể:

  • Nhận được sự tôn trọng và tín nhiệm từ đội ngũ nhân viên
  • Là hình mẫu lý tưởng để nhân viên học tập
  • Có tiếng nói trong mọi việc, khiến nhân viên tâm phục khẩu phục
  • Là động lực để nhân viên phát triển bản thân tốt hơn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả công việc

Nguồn: Tổng hợp và biên soạn

 

-----

Đểtìm hiểu kĩ hơn về 6 cấp độ lãnh đạo này mời bạn đọc bộ sách Tinh hoa lãnh đạo: 101 những điều nhà lãnh đạo xuất chúng cần biết (trọn bộ 8 cuốn) của John C. Maxwell. Những kỹ năng lãnh đạo tuyệt vời mà bạn sẽ học được trong bộ sách "Bộ sách Tinh hoa lãnh đạo: 101 những điều nhà lãnh đạo xuất chúng cần biết - John C Maxwell 101 " sẽ là "kim chỉ nam" giúp doanh nghiệp, đội nhóm của bạn bứt phá trong năm 2024. 

Bộ sách Tinh hoa lãnh đạo: 101 những điều nhà lãnh đạo xuất chúng cần biết (trọn bộ 8 cuốn) - John C. Maxwell

-----

Thảo luận về chủ đề này