Bí quyết quản lý Dòng tiền trong kinh doanh quy mô nhỏ: Quy mô nhỏ mà không quản lý kỹ cũng sớm mà "dẹp tiệm"!

Người đăng: TRỊNH ANH TUẤN | 18/01/2024

Quản lý dòng tiền là một kỹ năng vô cùng quan trọng dành cho tất cả mọi người trong cuộc sống, đặc biệt là người làm kinh doanh. Khi đi mua bán, người ta hay hỏi giá nhiêu? Nhưng trong tài chính, kinh doanh thì tổng giá không quan trọng bằng cái gọi là dòng tiền.

Nếu quản lý tốt dòng tiền, bạn sẽ có thể phân bổ nguồn tiền hiệu quả, đầu tư và sinh lời từ những nguồn tiền nhàn rỗi.

Điểm yếu của mình là tài chính, nhưng mình không bao giờ để bị mắc cạn trong cơn bão về chi phí. Nói đúng ra, suốt 10 năm kinh doanh mình ko bị gặp khó khăn chút nào ở các khoản thu chi, dòng tiền mặt hay dòng công nợ. Vậy mình đã làm như nào ?

Hôm nay xin chia sẻ chút hiểu biết ít ỏi của mình về dòng tiền trong kinh doanh mô hình nhỏ nha. Bản thân là con người hơi lãng đãng nên nhìn thấy các con số là sợ lắm, mỗi lần mở excel cứ thấy nhiều ô ô là buồn ngủ!

Bí quyết quản lý Dòng tiền trong kinh doanh quy mô nhỏ

 

 

Vậy bài viết này coi như bài chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, để cửa hàng luôn duy trì tốt dòng tiền và chủ quán không bao giờ bị áp lực về các khoản chi phí bủa vây.

- Có bao nhiêu tiền thì đầu tư bấy nhiêu, xây dựng mô hình trong khả năng tài chính. Ví dụ:

Bạn chỉ có 20 triệu trong tay, nhưng ôm mộng làm bá chủ bán chè bưởi trong khu vực. Hãy phân tích 20 triệu đó bạn sẽ phân bổ khoản chi như thế nào để vận hành. Tiền nhỏ qui mô nhỏ. Nếu mới chỉ bán được chè trong xóm, mà bạn đi vay thêm vốn để mở rộng hơn, thì chính việc đó đã tạo áp lực kinh doanh cho bạn rùi nè, nên cứ từ từ, dùng chính tiền lãi bán chè tích góp lại để mở rộng địa bàn dần nha cho chắc.

- Nếu vay vốn hoặc kêu gọi góp vốn, hãy đảm bảo bạn đủ kiến thức các mảng để làm lãnh đạo qui mô lớn + có đội ngũ nhân sự lớn theo để thực thi ý tưởng của bạn. Chứ nếu vốn lớn mà khả năng nhân sự thực thi yếu - thì dễ đổ bể lắm.

- Tích tiểu thành đại, dùng mỡ nó rán nó, dùng lợi nhuận từ mô hình nhỏ để xây mô hình to dần lên. Mình bắt đầu từ số vốn nhỏ mở lẩu ship, trong ngay tháng thứ 2 lượng khách đã đông ko đủ hàng bán, nếu như người khác chắc là đi vay tiền mở rộng xưởng sản xuất rồi í, nhưng tui kệ, ko đủ hàng bán thì càng hot, chấp nhận mất lượt khách khi hết hàng.

 

 

Cứ như vậy tui tích góp tiền cho đến khi mở được kho lạnh, đủ tiền xây dựng xưởng rộng hơn, đủ tiền mua máy móc thiết bị bổ trợ để tăng năng suất hơn. Dần dần, tui được như bây giờ, tháng bán 3000 set nhẹ bẫng.

- Nhiều người nghĩ vay vốn đầu tư rút ngắn khoảng cách thành công, nhưng mình nghĩ khác, mình muốn được kinh doanh trong tâm thế bình an, không phải lo lắng, ko phải áp lực, có như vậy đầu óc mới cởi mở để liên tục sáng tạo đem lại giá trị cho doanh nghiệp. Đấy là riêng mình thôi nha chứ ko dám áp đặt, nó là cá tính riêng rùi nè

- Ghi ra các khoản thu chi là điều đương nhiên. Ngoài ra, hãy lên kế hoạch tài chính cơ bản cho mô hình của bạn.

+ Dòng tiền tối thiểu cố định cho cơ sở vật chất thiết bị máy móc

+ Dòng tiền linh hoạt xoay vòng hàng ngày

+ Dòng tiền tồn kho bắt buộc phải có để đảm bảo bộ máy vận hành êm đẹp dù đông hay vắng

+ Lên kế hoạch cho doanh thu dự kiến, từ đó suy ra việc phân bổ chi phí đầu tư dự kiến cho mỗi hạng mục lương, marketing, vận hành vv...

+ Cầm vốn, nhưng phải thấu hiểu từng bộ phận trong mô hình để phân bổ đồng vốn cho hợp lý mà mang lại doanh thu, tối ưu lợi nhuận.

 

 

- Mình không dám nhận là giỏi về tài chính hiuhiu, mình xin chia sẻ tiếp những gì mình biết và kinh nghiệm thui nè. Ko bao giờ tiêu hết số vốn phòng thân. Trước khi dùng vốn mở rộng kinh doanh hay khởi nghiệp thì cần bỏ ra 1 khoản thoát nghèo. Khoản tiền thoát nghèo này phải là hình thức tiền mặt, nó sẽ là chi phí đủ nuôi sống gia đình bạn trong 6 tháng nếu 6 tháng ko có nguồn thu.

Đồng thời, vốn dự phòng thoát nghèo cho doanh nghiệp mình cũng tính là chi phí nuôi sống doanh nghiệp trong 6 tháng dưới dạng tiền mặt. Đó, mình ăn chắc mặc bền nên luôn chia các khoản ra như vậy.

- Tiết kiệm bao nhiêu là đủ ? Quan điểm của mình là ko sống nghĩ về việc tiết kiệm, mà nghĩ làm thế nào để kiếm ra tiền nhiều hơn. Ko có dư khoản nào, chứng tỏ kiếm chưa đủ để dư. Thế nên kiếm tiền để mà tiêu ko hết, tiêu đủ cho nhu cầu bản thân mà vẫn dư tiền, thì như vậy là kiếm đủ. Đấy, biết bao nhiêu mà đủ, quan trọng là được cống hiến được làm việc hết mình với đam mê mà thôi.

- Biến mô hình kinh doanh thành khoản thu nhập thụ động.

+ Thu nhập thụ động ở mảng này đơn giản là tiền về hàng tháng đều như vắt chanh

+ Yếu tố tạo nên thu nhập thụ động trong ngành này là thời gian, là uy tín và sự tin tưởng

+ Muốn có nguồn thu nhập thụ động dựa vào mô hình trong ngành thì cần tự động hóa hệ thống cũng như quản trị nhân sự tinh giản.

+ Lợi nhuận từ mô hình f&b có thể mang lại sự vững chãi an toàn, bởi tính đều đặn có vòng lặp

 

 

Mình không giỏi về tài chính, nhưng mình ổn và có đủ kinh nghiệm sống trong ngành. Mình đi lên từ sản phẩm cốt, tự tạo nguồn vốn và xây dựng xưởng sản xuất từ nguồn vốn đó, đợi xưởng chắc chắn vững chãi + có lượng khách quen + xây dựng thương hiệu đủ lớn = mình mở nhà hàng, đường dài chậm nhưng chắc, nên sau 3 tháng mình đã hoàn vốn đầu tư vào nhà hàng ban đầu.

Vậy nên, nền tảng tài chính rất quan trọng, ko đủ tiền đừng cố làm, nếu đủ tiền mà ko có đủ kiến thức, cũng đừng cố làm lớn, làm trong khả năng và vừa sức, hoặc vừa làm nhỏ vừa học để làm lớn dần lên.

Có những mô hình như hàng lẩu của mình, khó cạnh tranh và khó bắt chước, nhìn thì tưởng dễ, nhưng sâu thẳm trong nó là cả loạt bí mật nằm bên dưới. Ko có sự may mắn nào kéo dài 10 năm, những kiến thức mình chia sẻ nếu bạn đọc hiểu thấu cảm thì chúc mừng bạn, mưa dầm thấm lâu bạn sẽ tìm ra con đường thành công.

-----

Bạn lo lắng vì chưa từng đọc gì về kế toán? Bạn hoang mang, bất an giữa biển kiến thức rộng mênh mông? Hãy yên tâm vì cuốn sách Bản đồ về dòng tiền: Hiểu và áp dụng sơ đồ kế toán trong doanh nghiệp và đời sống là dành cho bạn. Cứ học từng khái niệm, bạn sẽ nắm bắt được bức tranh tổng thể về kế toán.


Dòng tiền là cái gì?

Dòng tiền là dòng chảy của lượng tiền mà một doanh nghiệp hoặc tổ chức thu được hoặc chi ra trong một khoảng thời gian nhất định. Nó bao gồm tiền mặt và tiền tương đương như các tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt, tên tiếng Anh là Cash Flow.

 

 

Dòng tiền rất quan trọng để đánh giá sức khỏe tài chính, đo lường khả năng thanh toán của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân trong việc chi trả các khoản nợ, chi phí và các khoản đầu tư.

Dòng tiền của một sinh viên đó là tiền vào túi nhờ nhà gửi tiền cứu trợ, rồi tiền có được từ làm thêm, tiền ra khỏi túi là tiền nhà trọ, học phí, mua dụng cụ học tập, ăn uống sinh hoạt.

Dòng tiền của một người đi làm là tiền vào nhờ lương, lậu, tiền ra là các loại tiền từ nhà cửa, ăn uống, đi lại, giao tế, và cả lãi ngân hàng, cho bồ mượn…

Đặc biệt, dòng tiền thì phải có vào rồi mới có ra, chỉ cần tiền VÀO hơi chậm mà tiền RA đã cần, thì ngày đó ta bức bối khó chịu. Ví dụ tiền lương thì ngày 10 mới được nhận, trong khi tiền nhà thì ngày 6 phải thanh toán, vậy là tháng nào cũng nợ tiền nhà mấy ngày.

Khi tiền trong túi đã cạn, mà lại có việc cần chi, thì dù số tiền không có nhiều, chúng ta cũng phải vất vả để tìm nguồn. Có thể là đi vay nóng, đi mượn tạm hoặc nhịn chi…, nhiều thứ.

 

 

Nói chung sự sung túc của một con người thể hiện ở chỗ CÓ KHI NÀO CẠN TIỀN HAY KHÔNG, chứ không quan trọng tài sản của người đó có bao nhiêu.

Thế nên, trong cuộc sống này, cái quan trọng sống thoải mái hay không là do DÒNG TIỀN có ổn hay không chứ không phải tổng tài sản có bao nhiêu. Giám đốc tài chính của một công ty, thì nhiệm vụ chính là quản lý dòng tiền công ty sao cho không bị thiếu.

Còn nếu chúng ta, muốn sống sung túc thì cũng phải làm sao để DÒNG TIỀN của chúng ta ổn. Cho dù chúng ta có tài sản chất đống, nhưng dòng tiền có vấn đề thì chúng ta vẫn cảm giác nghèo như thường.

Lấy ví dụ đơn giản. Có nhiều gia đình có rất nhiều đất, tuy nhiên đất đó chưa có giấy tờ, b.án chưa được giá, và cũng không tiện bán. Nếu tính tổng tài sản thì nhiều đó, nhưng nếu gia đình đó không có thu nhập hàng tháng, thì cần ít tiền cũng không biết đào đâu ra.

 

 

Ngược lại, một nhân viên đi làm văn phòng, thu nhập khá, dù không có bất cứ tài sản nào vì toàn ở trọ, nhưng tiền bao giờ cũng rủng rỉnh trong túi. Tương lai thì không biết, nhưng hiện tại, cái người đi làm và tiền rủng rỉnh đó sung túc hơn cái người có nhiều đất kia.

Hoạt động kinh doanh vốn được ví như là trái tim của một cơ thể, còn dòng tiền chính là dòng máu nóng của cơ thể đó. Để xem xét một doanh nghiệp có “khỏe” hay không? Trước hết phải phân tích dòng tiền của doanh nghiệp có vận hành tốt không? Cũng giống như đang xem tình trạng sức khỏe của một con người.

Phân tích dòng tiền góc nhìn tài chính với thực chất là với mục đích tìm ra khả năng, xu hướng cân đối dòng tiền cho nhu cầu của từng hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu dòng tiền của từng hoạt động. Từ đó giúp chủ doanh nghiệp nhận thức được dòng tiền dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong thanh toán, trong hoàn trả lãi, trong hoàn trả vốn huy động.

 

 

Chúng ta biết rằng khả năng sinh lời của công ty thường được thể hiện bởi thu nhập ròng - đây là một chỉ số đánh giá đầu tư quan trọng. Khi đánh giá hiệu quả hoạt động tổng thể của công ty, nhiều người nghĩ ngay đến thu nhập ròng.

Tuy nhiên, mặc dù kế toán dồn tích cung cấp cơ sở cho việc khớp doanh thu với chi phí, hệ thống này không thực sự phản ánh giá trị công ty đã nhận được từ lợi nhuận trong hệ thống này.

Điều này tạo nên sự khác biệt căn bản. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu xem một cái báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ phản ánh những thông tin hữu ích gì về doanh nghiệp cũng như cách để tìm thấy những thông tin này.

Tổng hợp và biên soạn

> Xem thêm: Định nghĩa Dòng tiền theo cách cực dễ hiểu: Thuật ngữ quan trọng bậc nhất trong kinh tế, kinh doanh mà ai cũng cần nắm được

 

Bạn lo lắng vì chưa từng đọc gì về kế toán? Bạn hoang mang, bất an giữa biển kiến thức rộng mênh mông? Hãy yên tâm vì cuốn sách Bản đồ về dòng tiền: Hiểu và áp dụng sơ đồ kế toán trong doanh nghiệp và đời sống là dành cho bạn. Cứ học từng khái niệm, bạn sẽ nắm bắt được bức tranh tổng thể về kế toán.

Thảo luận về chủ đề này