15 hiệu ứng tâm lý trong Bán hàng và Marketing khiến khách hàng "tranh nhau xuống tiền"

Người đăng: SÁCH DOANH NHÂN | 29/01/2024

Trong marketing, hiểu được tâm lý, nhu cầu của khách hàng là điều hết sức cần thiết. Nắm các nguyên tắc cơ bản của ngành tâm lý học  là yếu tố quyết định đến việc nâng cao hiệu quả cho các chiến dịch marketing và giúp gia tăng doanh thu trong thời gian ngắn.

Vậy những hiệu ứng ấy là gì hãy cùng Sách doanh nhân tìm hiểu 15 hiệu ứng tâm lý ứng dụng trong Marketing qua bài viết dưới đây.

1. Hiệu ứng hào quang

Hiệu ứng hào quang là một thuật ngữ chỉ sự thiên vị của người tiêu dùng đối với một dòng sản phẩm do những trải nghiệm tích cực với các sản phẩm khác cũng cùng một nhà sản xuất.

Hiệu ứng hào quang có liên quan đến sức mạnh thương hiệu và lòng trung thành thương hiệu, và đóng góp cho tài sản thương hiệu. Các nhà marketing đã tận dụng hiệu ứng hào quang này để giúp các nhà công ty hay doanh nghiệp phát triển thật tốt một dòng sản phẩm và quảng bá rộng rãi.

Khi khách hàng đã thấy đó là một sản phẩm tốt, thì ngoại trừ việc tăng được doanh thu cho mặt hàng này, nó còn khuyến khích khách hàng mua các sản phẩm khác cùng doanh nghiệp vì họ đã có được suy nghĩ rằng đây là một hãng hàng tốt.

Vì tác dụng của nó, hiệu ứng hào quang này được tận dụng khá nhiều và có những thành công nhất định trong các chiến dịch marketing.

2. Hiệu ứng cánh bướm

Nói theo nghĩa đen, nếu một con bướm vỗ cánh giữa một đàn bướm đang đứng yên, thì hành động vỗ cánh này sẽ kéo theo sự vỗ cánh của cả một đàn sau nó. Hiện nay, các phương tiện truyền thông chính là công cụ giúp hiệu ứng cánh bướm trong Marketing hoạt động hiệu quả nhất.

Doanh nghiệp có thể tận dụng các kênh này, thực hiện tạo những nội dung độc đáo để quảng cáo sản phẩm, thương hiệu. Nếu nội dung có độ viral, chúng sẽ được lan truyền nhanh chóng giúp nhiều người biết tới thương hiệu hơn.

Để lấy ví dụ cho hiệu ứng cánh bướm, ta có thể nói về Sakichi Toyada. Ông là nhà sáng lập của hãng xe nổi tiếng Toyata, tuy nhiên, ông lại vốn là một người thợ mộc vô tình đi công tác bên Mỹ và nhận thấy rằng trong khi công nghiệp xe hơi của Mỹ đã phát triển và Nhật Bản chưa có dòng ô tô nào và phải nhập khẩu xe từ Mỹ.

Ông đã tự sáng tạo và phát triển nên Toyota, trong khi mọi người thì cười nhạo ông, và cuối cùng hiện nay Toyota là một trong những tập đoàn đáng giá nhất hiện tại. Nghe có vẻ không liên quan gì đến hiệu ứng cánh bướm hay marketing nhỉ?

Nhưng Toyoda đã thay đổi cái nhìn của toàn thế giới về hàng hóa của Nhật Bản, khiến người toàn thế giới nghĩ rằng mặt hàng của Nhật rất tốt, giúp Nhật bản phát triển kinh tế và có bước đầu thành một trong những cường quốc lúc bấy giờ và cả hiện tại. 

3. Hiệu ứng chim mồi

Hiệu ứng chim mồi lại là một hiệu ứng được áp dụng khá nhiều trong marketing, được sử dụng nhằm mục đích khuyến khích khách hàng mua sản phẩm đắt tiền nhưng vẫn khiến khách hàng vui vẻ vì nghĩ họ được lựa chọn và mua được món hàng tốt với giá hời.

Hiệu ứng chim mồi còn có tên gọi khác là Ưu thế bất cân xứng, nó không bắt khách hàng lựa chọn giữa A hay B, mà Hiệu ứng chim mồi sẽ đưa ra 3 phương án A, B và C. Tuy nhiên trạng thái bất cân xứng giữa 3 phương án sẽ điều hướng khách hàng mua sản phẩm mà bạn mong muốn.

Khi đối mặt với sự lựa chọn thứ ba (một “chim mồi”), khách hàng thường vui vẻ lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ có giá cao hơn mà không hề hay biết rằng mình vừa bị “móc túi”.

Ví dụ: nhà hàng muốn bán được nhiều hộp popcorn 50.000 đồng nhất có thể, vì vậy họ thiết kế menu có 3 loại là: hộp nhỏ 35.000 đồng, hộp vừa 50.000 đồng và hộp lớn 55.000 đồng.

Khách hàng sẽ cảm thấy hộp nhỏ thì hơi nhỏ và hộp lớn thì lại hơi lớn quá, trong khi hộp vừa có kích cỡ phù hợp nhất và giá tiền cũng không chênh quá nhiều, do đó họ thường có xu hướng chọn hộp vừa để phù hợp với định lượng lại phù hợp về giá tiền sản phẩm.

4. Hiệu ứng mỏ neo

Nếu nhìn vào các tấm poster, standee hay bài quảng cáo trên Facebook với hình thức "giảm chỉ còn 249.000 đồng cho một sản phẩm ban đầu giá 500.000 đồng", chúng ta thường sẽ nhanh chóng bị thu hút bởi mức giảm giá quá hấp dẫn mà nhà hàng đưa ra.

Đây chính là lý do khiến chúng ta rơi vào hiệu ứng tâm lý "mỏ neo" trong bán hàng. Trong đó, "mỏ neo" chính là giá gốc của sản phẩm và số phần trăm hoặc số tiền chiết khấu "khủng" mà thương hiệu đưa ra trong chương trình giảm giá.

Bản chất của hiệu ứng mỏ neo là việc mọi người dựa vào những thông tin xuất hiện trước để so sánh cũng như đưa ra quyết định tiếp theo. Trong quá trình đưa ra quyết định, sự neo đậu xảy ra khi các cá nhân sử dụng một phần thông tin ban đầu để đưa ra các phán đoán tiếp theo.

Khi một mỏ neo đã được thiết lập, các phán đoán sau đó sẽ được đưa ra dựa trên việc điều chỉnh mỏ neo ban đầu và có xu hướng diễn giải các thông tin khác xung quanh mỏ neo.

Khi bạn đến nơi bán hàng, nếu để ý kĩ bạn sẽ thấy bộ phận marketing thường đặt những sản phẩm có giá thành cao ở nơi bạn dễ nhìn thấy nhất, tạo thành một hiệu ứng mỏ neo trong tiềm thức để bạn so sánh giá với các sản phẩm khác, và kết quả sản phẩm bạn mua sẽ chủ yếu xoay quanh với cái ‘mỏ neo’ đầu tiên bạn nhận được.

Hiệu ứng này càng các nhà marketing được áp dụng phổ biến trong việc bán hàng khuyến mãi, việc cho thấy sự chênh lệch khi đặt giá niêm yết lên đầu rồi mới tới giá đã giảm cũng tạo hiệu ứng neo tương tự và có phần hiệu quả hơn so với cách áp dụng phía trên. Nó đã đánh lừa bản thân bạn rằng bạn nên mua sản phẩm khi nó được giảm như vậy. 

5. Sleeper Effect (Hiệu ứng ngủ quên)

Hiệu ứng ngủ quên là một hiệu ứng tâm lý liên quan đến sự thuyết phục và có mối liên hệ mật thiết với Hiệu ứng diễn đạt trong viết content marketing. Khi khách hàng xem một mẫu quảng cáo có nội dung tích cực, một sự nhận diện tích cực với thương hiệu sẽ nảy sinh.

Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn thôi, cảm giác đó sẽ dần vơi đi và biến mất. Nhưng, nếu thông điệp đến kèm theo một điểm nhấn hoặc một liên hệ tri thức mật thiết với đời sống người xem thì sự kết nối với thông điệp đó sẽ tồn tại trong khoảng thời gian dài hơn.

Case study kinh điển nhất cho hiệu ứng tâm lý này là quảng cáo Máy lọc nước Kangaroo và gần đây nhất là Bột giặt Aba. Nếu Kangaroo được nhớ đến như một quảng cáo lặp lại liên tục, gây ra sự chú ý khó chịu đến người xem thì Aba từng được bàn tán sôi nổi bởi những TVC quảng cáo vô duyên, không liên quan.

Thế nhưng chính khách hàng cũng không ngờ rằng câu slogan vô nghĩa, gây khó chịu của Kangaroo và loạt quảng cáo kì cục, nhảm nhí của Aba lại đi sâu vào tâm trí của người xem và để lại dấu ấn mạnh mẽ đến thế. Tất cả là nhờ vào Hiệu ứng ngủ quên.

6. Hiệu ứng mồi (Priming Effect)

Hiệu ứng mồi nói về sự ảnh hưởng của thứ tự trước sau. Ví dụ, nếu bạn nhận được một thông tin sẵn là màu xanh, rồi đưa bạn thêm hai thông tin là bầu trời và cây cỏ, bạn sẽ chú ý nhiều hơn vào thông tin của bầu trời so với thông tin cây cỏ.

Điều này có nghĩa rằng hiệu ứng mồi đã nhận được thông báo về ‘màu xanh dương’ từ đó hướng sự chú ý của não bộ của bạn về phía ‘bầu trời’ thay vì ‘cây cỏ’.

Các nhà quảng cáo và nhà tiếp thị thường sử dụng hiệu ứng mồi bằng cách sử dụng các kích thích khác nhau để "mở đường" cho các thông điệp quảng cáo và sản phẩm của họ.

Ví dụ, một chiến dịch quảng cáo sử dụng hình ảnh một cô gái đang mặc váy có thể "mở đường" cho các thông điệp quảng cáo về sản phẩm váy của họ. Khi khách hàng nhìn thấy hình ảnh này, họ có thể nhanh chóng kết nối với sản phẩm và có thể có xu hướng tìm hiểu về sản phẩm hoặc thương hiệu đó

Các nhà marketer cũng biết tới và lợi dụng hiệu ứng mồi này vào các dự án bán hàng họ đưa ra. Bằng cách mồi sẵn cho khách hàng thông tin về giá bán hay thông tin sản phẩm, nhà marketing có thể hướng khách hàng nhìn lâu hơn vào giá thành sản phẩm hay các chỉ số kỹ thuật của sản phẩm. Mà nhìn càng lâu, càng để ý tới thì tỉ lệ chuyển đồi càng cao và có giá trị bán hàng cao.

7. Hiện tượng chân lý ảo tưởng Baader- Meinhof

Hiện tượng Baader-Meinhof nói về hiện tượng khi một đồ vật hay một sản phẩm xuất hiện ở khắp mọi nơi bạn nhìn thấy kể từ khi bạn tiếp nhận nó lần đầu tiên. Bạn có thể nhìn thấy sản phẩm đó ở một trung tâm thương mại, hoặc ở một trang web bạn vô tình bấm vào, trên màn hình quảng cáo của TV. Điều này giúp bạn nghĩ rằng nó rất phổ biến và được yêu thích.

Theo PS.Mag, hiện tượng Baader-Meinhof (còn gọi là hiện tượng ảo giác tần số) được xảy ra bao gồm hai quá trình. Đầu tiên, bạn sẽ tiếp xúc với đối tượng, rồi vô thức để ý đến nó, rồi dẫn đến sự việc bạn nhận thấy nó ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, bất cứ ai, sẽ khiến bạn tò mò nhiều hơn về thứ được quảng cáo.

Ví dụ, nếu một khách hàng thấy quảng cáo của một sản phẩm trên truyền hình và sau đó thấy nó xuất hiện trên một trang web hoặc trên một biển quảng cáo, họ có thể bắt đầu nhận ra sản phẩm đó ở nhiều nơi khác nhau. Điều này có thể dẫn đến sự chú ý cao hơn đến sản phẩm và tăng khả năng khách hàng sẽ mua nó.

Như vậy, đây là một hiệu ứng tâm lý trong bán hàng và Marketing được sử dụng nhằm tạo ra sự nhận thức và chú ý đến sản phẩm hoặc thương hiệu thông qua việc liên tục đưa ra thông điệp quảng cáo, đẩy mạnh sự hiện diện của sản phẩm trên các kênh truyền thông khác nhau, giúp khách hàng trở nên quen thuộc hơn với sản phẩm và dễ dàng nhận ra nó hơn trong tương lai.

Các Marketer đã sử dụng điều này, khi bạn truy cập vào trang web của họ và tìm hiểu về một sản phẩm nào đó, họ sẽ lặp lại sản phẩm này với bạn. Họ sẽ gửi nó lên mail của bạn, hay những quảng cáo bìa nhỏ nhỏ ở những trang web khác. Nó sẽ từ từ thuyết phục bạn và nâng cao tỉ lệ chuyển đổi sản phẩm.

8. Hiệu ứng tương hỗ

Đây là một hiệu ứng về sự trao đổi trong cuộc sống. Nếu ai đó làm điều gì đó cho bạn miễn phí, bạn sẽ có xu hướng muốn đáp lại họ ở một thời điểm khác. Điều này đã được chứng minh trong cả cuộc sống và công việc, khi một người giúp bạn trong một công việc, bạn sẽ tìm cách giúp đỡ lại họ trong một công việc khác. Đây là một phản ứng tự nhiên của con người.

Điều này đã được những người làm quảng cáo và doanh nghiệp nhận thức và áp dụng trong việc tặng quà. Việc tặng những món quà nhỏ như áo, mũ, ebook… không chỉ giúp quảng bá sản phẩm mà còn cung cấp cho khách hàng cơ hội trải nghiệm sản phẩm miễn phí.

Việc tặng quà miễn phí trước đó đã được chứng minh sẽ tạo được hiệu ứng tâm lý trong bán hàng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, nâng cao doanh số bán hàng và mang lại hiệu quả ổn định cho các công ty.

-----

Bộ sách Marketing Du Kích - Bộ sách Marketing thực chiến bán chạy nhất lịch sử. Marketing du kích là một phương thức marketing khác biệt được sử dụng đề thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại với ngân sách hạn chế. Marketing du kích có mục đích chủ yếu là gây chú ý cho khách hàng, làm họ bất ngờ, từ đó giành về lợi ích trong doanh thu và thương hiệu.

Bấm vào để xem thư viện ảnh Bộ sách trọn các cuốn Marketing Du Kích - Bộ sách Marketing thực chiến bán chạy nhất lịch sử

 

Jay Conrad Levinson là tác giả của cuốn sách tiếp thị bán chạy nhất trong lịch sử, “Guerrilla Marketing” cùng với hơn 100 đầu sách kinh doanh khác. Sách của ông đã được bán hơn 21 triệu bản trên toàn thế giới và khái niệm tiếp thị du kích đã ảnh hưởng đến ngành tiếp thị toàn cầu đến nỗi sách của ông được xuất bản dưới 63 ngôn ngữ và được yêu cầu đọc trong các chương trình MBA ở khắp nơi. Jay đã dạy về tiếp thị du kích trong 10 tại một khoa mở rộng của trường Đại học California ở Berkeley. Ông là người ứng dụng chiến lược này tại Mỹ với tư cách là Phó Chủ tịch của J. Walter Thompson, và tại Châu Âu với tư cách là Giám đốc sáng tạo của Leo Burnett Marketing. Jay là Chủ tịch của Guerrilla Marketing International, một đối tác tiếp thị của Adobe và Apple. Ông đã phục vụ trong Hội đồng doanh nghiệp nhỏ của Microsoft và Hội đồng tư vấn doanh nghiệp nhỏ 3 Com.

Jennie Levinson, vợ ông, đồng tác giả của cuốn sách này. Bà là Chủ tịch điều hành Hội Tiếp thị du kích quốc tế, là người đồng sáng lập Hiệp hội Tiếp thị du kích và Trường kinh doanh Tiếp thị du kích. Bà có bằng y tá, trị liệu chuyên nghiệp, trị liệu cơ thể và kiến trúc. Bà cũng là nhà đấu thầu hồ bơi đạt chuẩn, đồng thời là nhà quản lý bán hàng của một công ty hồ bơi quốc gia, trong suốt thời gian đó bà được công nhận vì đã bán được nhiều hồ bơi nhất trong một năm, trên phạm vi toàn quốc. Jeanie là một thành viên của Hội nữ doanh nhân và Hội nữ chuyên gia toàn quốc. Rõ ràng bà là một chiến binh du kích từ-đầu-đến-chân. Đó là lý do tại sao nhiều người tìm đến bà để nhận những lời khuyên và phân tích về tiếp thị du kích với tư cách một người tổ chức những buổi hội thảo và chuyên đề.

Nằm trong tủ sách Marketing và bán hàng, “Marketing du kích” là bộ sách hay và rất ý nghĩa, mang lại nhiều bài học quý giá cho độc giả đặc biệt là những ai đang làm công việc marketing hoặc chủ doanh nghiệp mong muốn tìm ra một chiến lược marketing cho doanh nghiệp mình vừa mang lại hiệu quả nhưng vẫn tối ưu được chi phí. 

-----

9. Hiệu ứng lan truyền (Social Proof)

Nguyên tắc tâm lý của hiệu ứng lan truyền là khi một người quan sát hành động của đám đông để xác định hành vi của mình sao cho phù hợp. Điều này thường xảy ra khá nhiều trong cuộc sống thường ngày.

Khi khách hàng lựa chọn một nhà hàng, họ sẽ tin tưởng những đánh giá của những người đã trải nghiệm trước đó. Nếu những đánh giá là tốt thì khách hàng sẽ có xu hướng tin tưởng và chọn đến nhà hàng đó một cách vô thức. 

Bạn sẽ có niềm tin vào những gì người thân hoặc bạn bè của bạn đang làm hoặc đang có. Hiệu ứng lan truyền xảy ra trong trường hợp như bạn thân của bạn yêu thích một chiếc váy hay một nhãn hàng, bạn cũng sẽ có xu hướng nhắc đến nó và yêu thích nó nhiều hơn so với những nhãn hàng khác. 

Trong marketing, hiệu ứng lan truyền có vai trò quan trọng trong quảng bá sản phẩm. Cách đơn giản và tối ưu nhất để áp dụng hiệu ứng này trong marketing có thể nói đến là doanh nghiệp tự thiết lập một blog và có những bài viết tích cực về sản phẩm của họ, rồi chia sẻ bài quảng cáo ấy đến trang cá nhân.

Những người thân quen của bạn không những biết đến sản phẩm và ủng hộ sản phẩm của bạn, họ còn giúp bạn lan truyền nó bằng cách chia sẻ thông tin lên trang cá nhân của họ, và hiệu ứng này cũng tiếp diễn. Đây là một hiệu ứng khá đơn giản và cũng dễ dàng để thực hiện, đồng thời được áp dụng thực tế trong marketing khá nhiều.

Nhiều nhà hàng hiện nay khá đầu tư và chú trọng vào việc review trên các kênh mạng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram… để tạo dựng hình ảnh đẹp với khách hàng. Họ cũng sẵn sàng xử lý các đánh giá xấu và tích cực tiếp nhận phản hồi từ khách hàng, làm minh chứng cho sự phục vụ tận tình của nhà hàng.

10. Hiệu ứng khan hiếm.

Hiệu ứng khan hiếm là một trong những hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ nhất mà con người từng mắc phải. Chúng mạnh đến nỗi khi đã biết “tỏng” mánh lới của người bán hàng, ta vẫn gần như sẵn sàng móc ví ra chi trả cho một món hàng mà ta không thích lắm, chỉ vì nó “sắp hết”.

Hiệu ứng khan hiếm trong bán hàng và Marketing được hiểu như là tình trạng người tiêu dùng có xu hướng coi trọng giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ nếu chúng có sẵn số lượng hạn chế hoặc được coi là hiếm.

Khi một sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo là có số lượng giới hạn hoặc chỉ có sẵn trong thời gian ngắn, người tiêu dùng thường cảm thấy tò mò và có xu hướng muốn sở hữu nó. Điều này xảy ra do cảm giác lo lắng về việc sản phẩm sẽ không còn sẵn có sau một thời gian ngắn hoặc không thể mua được nữa.

Hiệu ứng khan hiếm được phát biểu đơn giản: “Thứ gì càng hiếm thì càng quý”, đặc biệt khi gắn cho nó một mồi tiềm thức về giá cao và thời gian cụ thể và số lượng sẽ ngày một giảm đi.

Hiệu ứng khan hiếm sẽ phát huy tác dụng rất mạnh khi bạn chạy các chiến dịch quảng cáo, bằng cách viết content marketing mời gọi với số lượng có hạn cùng thời gian đếm ngược và hiển thị tồn kho sắp hết (các chương trình flash sales của sàn thương mại điện tử đang vận dụng thủ thuật này rất tốt). 

11. Hiệu ứng tâm lý nguyên bản

Hiệu ứng tâm lý học nguyên bản được hiểu theo nguyên tắc: Con người có xu hướng nhớ đến những ý tưởng chung mà nội dung đó chứa đựng hơn là nhớ đến những chi tiết phụ bổ trợ cho nó.

Để áp dụng hiệu ứng tâm lý nguyên bản, ta cần có một tiêu đề marketing thật thu hút. Và theo như những khảo sát và thu thập thông tin, với mỗi lần truy cập của một khách hàng, doanh nghiệp có ít hơn 15 giây để gây ấn tượng với họ và khiến họ muốn tìm kiếm lại trang web của doanh nghiệp hay công ty đó.

Đây là lúc cần đến một nhà marketing thông minh và chất lượng họ phải dành thời gian để đặt được tiêu đề hấp dẫn và thiết kế trang web làm sao để có thể khiến hiện tượng tâm lý nguyên bản xảy ra. Điều này sẽ khiến họ cơ bản nhớ về những ấn tượng về trang web của bạn và tìm cách truy cập lại trang web của bạn một lần nữa.

Nếu làm được điều này, thì marketing này đã thành công được một nửa rồi, còn lại phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm và nhu cầu khách hàng thôi.

Ví dụ, một chiến dịch quảng cáo thành công của Apple cho sản phẩm iPod đã sử dụng hiệu ứng tâm lý nguyên bản. Các quảng cáo đã đưa ra một thông điệp rất ngắn gọn: "1000 bài hát trong túi của bạn." Thông điệp này đưa ra một con số cụ thể để khách hàng ghi nhớ và đưa ra lợi ích chính của sản phẩm một cách rất rõ ràng.

12. Hiệu ứng phân nhóm (Clustering)

Phân nhóm là một hình thức mà nhà hàng chia khách hàng của mình ra thành những nhóm khác nhau dựa trên các tiêu chí như: tần suất đến nhà hàng, mức độ chi tiêu,… Đối với mỗi nhóm, nhà hàng lại quy định cho họ những đặc quyền riêng như khách VIP sẽ được giảm giá 20% khi dùng bữa, khách hàng bạc – vàng – kim cương sẽ được giảm 5-10-15% hoặc được ưu đãi tặng món,… 

Hiệu ứng này thường được áp dụng như một hình thức chăm sóc khách hàng, giúp nhà hàng vừa cá nhân hoá được trải nghiệm của họ vừa có thể kích thích các khách hàng làm thẻ thành viên, để lại data,… phục vụ cho việc thu thập thông tin và marketing.

Ngoài ra, phân nhóm còn có thể thúc đẩy các khách hàng ở nhóm thấp hơn thường xuyên ghé đến nhà hàng hơn để được lên hạng và hưởng ưu đãi tốt hơn.

13. Ám ảnh về mất mát (Loss Aversion)

Ám ảnh về mất mát là một hiệu ứng tâm lý nói về việc con người luôn sợ mất những thứ sẵn có và sẽ tìm cách để có thể giữ chúng lại với mình. Đây cũng là một trong những hiệu ứng quan trọng để có được kết quả marketing hiệu quả.

Một ví dụ cụ thể có thể nhắc đến app học tiếng anh như English idiom & phrases game, họ sẽ cho người dùng sử dụng app miễn phí trong vòng một tháng, rồi yêu cầu họ mua gói để có thể sử dụng định kỳ theo tháng hoặc năm.

Đây là một phương pháp marketing thông minh khi cho người dùng trải nghiệm trong một khoảng thời gian ngắn và cho thấy sự hiệu quả của nó. Người dùng cũng sẽ không thích cảm giác mình không được sử dụng nó nữa và có thể bỏ tiền ra để mua gói sử dụng định kỳ của app.

Vận dụng khôn ngoan những thủ thuật, hiệu ứng tâm lý marketing để bán hàng hiệu quả là điều cần thiết để tổ chức dễ dàng chinh phục khách hàng và gia tăng doanh thu.

Nhưng hơn hết điều quan trọng nhất vẫn là nền tảng kiến thức, kinh nghiệm và tư duy đổi mới liên tục về hệ thống marketing bán hàng bài bản, chuyên nghiệp; cũng như sự nhạy bén trước những biến động của thị trường để từ đó có những chiến lược sáng suốt hơn khi triển khai các dự án mới. 

14. Hiệu ứng đám đông

Khi nhìn thấy một đám đông xếp hàng dài trước một nhà hàng hoặc quán ăn nào đó, những người đi đường thường có xu hướng sẽ dừng lại một chút để quan sát và tò mò xem đây là thương hiệu nào, đang có chương trình gì mà có nhiều người xếp hàng như vậy.

Việc thu hút khách hàng này thường sẽ không thúc đẩy được người qua đường vào xếp hàng cùng vì tâm lý họ không thích sự chờ đợi, nhưng cũng có thể làm họ biết đến và tìm hiểu thêm về nhà hàng.

Hoặc một ví dụ phổ biến hơn nữa của hiệu ứng đám đông là dựa trên tâm lý an toàn của con người. Nếu phân vân lựa chọn giữa hai hoặc ba nhà hàng để ghé vào ăn tối, khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn những nhà hàng trông đông đúc hơn một chút vì suy nghĩ khách vắng vẻ cũng đồng nghĩa với việc nhà hàng phục vụ không ngon, không chu đáo.

15. Hiệu ứng combo

Combo là một chiêu thức rất hay được các doanh nghiệp sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: tăng doanh thu và quảng bá cho sản phẩm mới, đẩy doanh số cho những món bán ế, thu hút sự chú ý của khách hàng,…

Marketer có thể đưa một món bán chạy và một món bán kém nhất vào chung một combo và hạ giá thật thấp hoặc mua 1 tặng 1, như vậy sẽ giúp họ giải quyết được một lượng lớn hàng tồn có nguy cơ phải vứt đi, hoặc làm tương tự cho một món mới sẽ giúp quảng bá được món mới này nhiều hơn.

Combo bán hàng thường sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn khi doanh nghiệp biết tận dụng nó vào những dịp đặc biệt như ngày lễ, ngày siêu sale hoặc sự kiện tri ân của nhà hàng. Với một combo hấp dẫn mà giá cả phải chăng, khó có vị khách nào có thể từ chối không ghé lại thưởng thức chứ.

Hiệu ứng tâm lý trong bán hàng và Marketing là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiểu được tâm lý của khách hàng là chìa khóa quan trọng giúp các bạn thúc đẩy được quyết định mua hàng của  tiêu dùng, từ đó giúp gia tăng doanh thu cho công ty. 

Việc áp dụng các hiệu ứng tâm lý trong bán hàng có thể giúp thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng một cách tích cực và nhanh chóng hơn, từ đó giúp thúc đẩy doanh thu của công ty.

Tuy nhiên, song song với hoạt động Marketing và bán hàng, hoạt động CSKH cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng sự hài lòng, giảm tỉ lệ rời bỏ và duy trì lòng trung thành của khách hàng. 

Nguồn: Tổng hợp và biên soạn

 

-----

Bộ sách Marketing Du Kích - Bộ sách Marketing thực chiến bán chạy nhất lịch sử. Marketing du kích là một phương thức marketing khác biệt được sử dụng đề thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại với ngân sách hạn chế. Marketing du kích có mục đích chủ yếu là gây chú ý cho khách hàng, làm họ bất ngờ, từ đó giành về lợi ích trong doanh thu và thương hiệu.

Bấm vào để xem thư viện ảnh Bộ sách trọn các cuốn Marketing Du Kích - Bộ sách Marketing thực chiến bán chạy nhất lịch sử

 

Jay Conrad Levinson là tác giả của cuốn sách tiếp thị bán chạy nhất trong lịch sử, “Guerrilla Marketing” cùng với hơn 100 đầu sách kinh doanh khác. Sách của ông đã được bán hơn 21 triệu bản trên toàn thế giới và khái niệm tiếp thị du kích đã ảnh hưởng đến ngành tiếp thị toàn cầu đến nỗi sách của ông được xuất bản dưới 63 ngôn ngữ và được yêu cầu đọc trong các chương trình MBA ở khắp nơi. Jay đã dạy về tiếp thị du kích trong 10 tại một khoa mở rộng của trường Đại học California ở Berkeley. Ông là người ứng dụng chiến lược này tại Mỹ với tư cách là Phó Chủ tịch của J. Walter Thompson, và tại Châu Âu với tư cách là Giám đốc sáng tạo của Leo Burnett Marketing. Jay là Chủ tịch của Guerrilla Marketing International, một đối tác tiếp thị của Adobe và Apple. Ông đã phục vụ trong Hội đồng doanh nghiệp nhỏ của Microsoft và Hội đồng tư vấn doanh nghiệp nhỏ 3 Com.

Jennie Levinson, vợ ông, đồng tác giả của cuốn sách này. Bà là Chủ tịch điều hành Hội Tiếp thị du kích quốc tế, là người đồng sáng lập Hiệp hội Tiếp thị du kích và Trường kinh doanh Tiếp thị du kích. Bà có bằng y tá, trị liệu chuyên nghiệp, trị liệu cơ thể và kiến trúc. Bà cũng là nhà đấu thầu hồ bơi đạt chuẩn, đồng thời là nhà quản lý bán hàng của một công ty hồ bơi quốc gia, trong suốt thời gian đó bà được công nhận vì đã bán được nhiều hồ bơi nhất trong một năm, trên phạm vi toàn quốc. Jeanie là một thành viên của Hội nữ doanh nhân và Hội nữ chuyên gia toàn quốc. Rõ ràng bà là một chiến binh du kích từ-đầu-đến-chân. Đó là lý do tại sao nhiều người tìm đến bà để nhận những lời khuyên và phân tích về tiếp thị du kích với tư cách một người tổ chức những buổi hội thảo và chuyên đề.

Nằm trong tủ sách Marketing và bán hàng, “Marketing du kích” là bộ sách hay và rất ý nghĩa, mang lại nhiều bài học quý giá cho độc giả đặc biệt là những ai đang làm công việc marketing hoặc chủ doanh nghiệp mong muốn tìm ra một chiến lược marketing cho doanh nghiệp mình vừa mang lại hiệu quả nhưng vẫn tối ưu được chi phí. 

Thảo luận về chủ đề này